Viagra

Viagra
Dữ liệu lâm sàng
Danh mục cho thai kỳ
  • N/A
Dược đồ sử dụngOral
Mã ATC
  • G04BE03 (WHO)
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng40%
Chuyển hóa dược phẩmGan
Chu kỳ bán rã sinh học3-4h
Bài tiếtCYP3A4
Các định danh
Tên IUPAC
  • 1-[4-ethoxy-3-(6,7-dihydro-1-methyl-
    7-oxo-3-propyl-1H-pyrazolo[4,3-d]pyrimidin-5-yl)
    phenylsulfonyl]-4-methylpiperazine citrate
Số đăng ký CAS
  • 139755-83-2
PubChem CID
  • 5281023
DrugBank
  • APRD00556
ECHA InfoCard100.122.676
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC22H30N6O4S
Khối lượng phân tửbase: 474.6 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  • Hình ảnh tương tác
SMILES
  • O=S(=O)(N1CCN(C)CC1)c4cc(C=2NC(=O)
    c3n(C)nc(CCC)c3N=2)c(OCC)cc4

Viagra là tên hiệu của thuốc Sildenafil dùng để giúp chứng liệt dươngnam giới, do công ty Pfizer Inc. sản xuất. Viagra là một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng cương dương và tăng huyết áp động mạch phổi.[1] Hiệu quả điều trị rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ chưa được chứng minh.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu và ợ nóng, cũng như da đỏ bừng. Cần thận trọng ở những người mắc bệnh tim mạch. Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm cương cứng kéo dài, có thể dẫn đến tổn thương dương vật và mất thính lực đột ngột. Không nên dùng Sildenafil cho những người dùng nitrat như nitroglycerin (glycerin trinitrate), vì điều này có thể dẫn đến giảm huyết áp nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Sildenafil hoạt động bằng cách ức chế phosphodiesterase loại 5 cụ thể (phosphodiesterase 5, PDE5), một enzyme thúc đẩy sự thoái hóa cGMP, điều hòa lưu lượng máu trong dương vật.

Các nhà khoa học Pfizer Andrew Bell, David Brown, và Nicholas Terrett ban đầu đã phát hiện ra sildenafil như một phương pháp điều trị các chứng rối loạn tim mạch khác nhau.[2][3] Kể từ khi trở thành có sẵn vào năm 1998,[4] sildenafil đã được điều trị phổ biến cho rối loạn cương dương; đối thủ cạnh tranh chính của nó là tadalafil (tên thương mại Cialis) và vardenafil (Levitra).

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Lịch sử

Năm 1992, tại thành phố Mertir Tidefeel của xứ Wales, Viagra được nghiên cứu như thuốc điều trị cao huyết áp. Trong quá trình thử nghiệm người ta đã phát hiện ra một hiệu ứng phụ của thuốc này là làm tăng độ cương cứng của dương vật người dùng.

Thành phần hoá học

Sildenafil citrate có khả năng ngăn chặn hóa chất cGMP - specific PDE5 (phosphodiesterase type 5), là PDE isoenzyme chính yếu trong thể hang của dương vật.

Công thức hóa học là C22H30N6O4S•C6H807

1-[4-ethoxy-3-(6, 7-dihydro-1-methyl-7-oxo-3-propyl-1H-pyrazolo[4, 3-d]pyrimidin-5-yl)phenylsulphonyl]-4-methylpiperazine citrate.

CAS number 171, 599-83-0.

Chất màu trắng ngà, bột tinh thể, trọng lượng phân tử 666,7. Khả năng hòa tan 2.6 mg mỗi mililit (ở 25 độ C).

Mỗi viên Viagra còn có các chất (không tác dụng dược học).

Tác dụng dược học

Viagra là thuốc uống giúp chữa chứng liệt dương bằng cách tăng lượng máu tràn vào dương vật khi có xúc cảm tình dục.

Phân loại

Chỉ định

Viagra có tác dụng tốt với:

  • Người yếu sinh lý nói chung
  • Tổn thương cột sống, tuỷ sống, yếu sinh lý do vấn đề tâm lý
  • Viagra có tác dụng cả với phụ nữ trong việc tăng cường lưu lượng máu tới cho cơ quan sinh dục nữ

Cơ chế

Viagra làm tăng sự cương cứng bằng cách điều hòa vận hành mạch ở dương vật, ức chế men phosphodiesteraza 5 (PDE 5), nhờ đó làm chất GMP (tiết ra trong lúc hứng khởi tình dục) tồn tại lâu, giúp máu tới dương vật nhiều hơn. Hiệu quả của Viagra đạt tới 80%.

Liều lượng

Một viên Viagra trung bình là 100 mg. Nên bắt đầu thử với 50 mg. Nếu có tác dụng thì thử dùng liều lượng thấp hơn - 25 mg. Nếu không thấy có tác dụng thì hãy thử với 100 mg. Viagra có tác dụng trong 1 ngày (24h), do đó, không nên dùng 2 viên trong 1 ngày. Viagra không có tác dụng trong ngày hôm sau.

Chống chỉ định

  • Những người bị bệnh tim hoặc các bệnh đang điều trị bằng thuốc có nitrat không nên dùng Viagra, vì có thể gây giảm lưu lượng máu kéo dài và nghiêm trọng ở các động mạch vành vốn đã hẹp nhiều.
  • Người bị huyết áp cao hay thấp, bị viêm võng mạc sắc thì cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng Viarga. Tác dụng của Viagra trên những bệnh này chưa được nghiên cứu đầy đủ.
  • Theo nghiên cứu của công ty Pfizer thuốc có thể sử dụng cho người bị bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường... với ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ

  • Nhức đầu
  • Nóng bừng mặt, mờ mắt
  • Khó tiêu
  • Lồng ngực đau nhói, khó thở (có thể dẫn đến ngất xỉu)

Cơ sở pháp lý

Khía cạnh đạo đức

Lạm dụng

Hệ thống phân phối

  • Hiện nay thuốc đã được phân phối rộng rãi trên hệ thống bệnh viện và nhà thuốc trên toàn quốc với giá tham khảo 500,000vnd vỉ 4 viên liều 50 mg, 800,000VND cho vỉ 4 viên liều 100 mg. Lưu ý nếu thuốc được phân phối với giá một nửa giá tham khảo ở trên rất có thể là thuốc giả không đạt chất lượng.

Hình ảnh

  • Viên thuốc Viagra
    Viên thuốc Viagra

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Sildenafil Citrate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ “Patent US5250534 - Pyrazolopyrimidinone antianginal agents - Google Patents”.
  3. ^ Boolell, M; Allen, MJ; Ballard, SA; Gepi-Attee, S; Muirhead, GJ; Naylor, AM; Osterloh, IH; Gingell, C (tháng 6 năm 1996). “Sildenafil: an Orally Active Type 5 Cyclic GMP-Specific Phosphodiesterase Inhibitor for the Treatment of Penile Erectile Dysfunction”. International Journal of Impotence Research. 8 (2): 47–52. PMID 8858389.
  4. ^ “The Viagra jackpot: A history of the little blue pill at 20”. The Washington Post. ngày 27 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài

Tiếng Anh:

  • Viagra (drug) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Home page for Viagra
  • Pfizer Pharmaceutical (Company website) - manufacturer of Viagra; prescribing information available in PDF format.
  • FDA Web Site for Viagra Consumer Information
  • FDA current Viagra label (a form of clinical information and report)
  • MedlinePLUS drug Information - Side Effects of sildenafil
  • How Viagra Works - Howstuffworks article
  • Does Viagra Keep Flowers From Wilting? Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến tình dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • x
  • t
  • s
Lịch sử
Hành vi tình dục
Sinh lý
Sức khỏe sinh sản
Giáo dục giới tính
Nhận thức
Luật pháp
Các mối quan hệ
và xã hội
Công nghệ tình dục
Sách tình dục
Tôn giáo và
tình dục
Khác
  • x
  • t
  • s
Rối loạn tâm thần và hành vi (tham khảo ICD-10 • ICD-9)
Rối loạn tâm thần thực thể
bao gồm rối loạn tâm thần
triệu chứng
(F00-F09)
Suy giảm trí nhớ (Bệnh Alzheimer • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch • Bệnh Pick • Bệnh Creutzfeldt-Jakob • Bệnh Huntington • Bệnh Parkinson • Sa sút trí tuệ do bệnh AIDS • Sa sút trí tuệ trán-thái dương • Wandering (dementia) • Sundowning • Wandering (dementia)) • Mê sảng • Post-concussion syndrome • Hội chứng não thực tổn
Do sử dụng các
chất tác động
tâm thần
(F10-F19)
Alcohol (Ngộ độc rượu cấp tính • Say rượu • Chứng nghiện rượu • Ảo giác do rượu • Hội chứng cai rượu • Sảng rượu • Hội chứng Korsakoff • Lạm dụng rượu) • Thuốc giảm đau nhóm opioids (Quá liều opioid • Rối loạn sử dụng opioid) • Thuốc an thần/Thuốc ngủ (Dùng benzodiazepine quá liều • Nghiện benzodiazepine • Cai benzodiazepine) • Cocain (Nghiện cocain) • Các chất gây nghiện (Ngộ độc/Dùng thuốc quá liều • Lạm dụng chất • Phụ thuộc thể chất • Cai)
Tâm thần phân liệt,
rối loạn loại phân liệt
và các rối loạn hoang tưởng
(F20-F29)
Tâm thần phân liệt  • Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (STPD)  • Rối loạn hoang tưởng • Chứng điên tay đôi (Folie à deux) • Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn khí sắc
(Rối loạn cảm xúc)
(F30-F39)
Hưng cảm (Hưng cảm nhẹ)  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực  • Trầm cảm • Trầm cảm theo mùa • Khí sắc chu kỳ • Dysthymia
Các rối loạn bệnh tâm căn
có liên quan đến stress
và rối loạn dạng cơ thể
(F40-F48)
Rối loạn lo âu
Sợ khoảng trống • Rối loạn hoảng sợ • Cơn hoảng loạn • Rối loạn lo âu lan tỏa • Lo hãi xã hội • Ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn dạng cơ thể
Rối loạn cơ thể hóa • Mặc cảm ngoại hình (Mặc cảm thiếu cơ bắp • Hội chứng dương vật nhỏ) • Bệnh tưởng • Ám ảnh sợ bệnh • Hội chứng Da Costa • Đau do căn nguyên tâm lý
Khác
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế • Phản ứng stress cấp tính • Rối loạn stress sau sang chấn • Rối loạn thích ứng • Rối loạn chuyển hóa ( Hội chứng Ganser) • Suy nhược thần kinh
Hội chứng hành vi kết
hợp với rối loạn sinh lý
và nhân tố cơ thể
(F50-F59)
Rối loạn ăn uống
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ (Ngủ lịm • Mất ngủ) • Rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Hoảng sợ khi ngủ) • Ác mộng
Rối loạn chức
năng tình dục
Liệt dương (rối loạn cương dương)  • Xuất tinh sớm • Chứng co đau âm đạo • Giao hợp đau • Chứng cuồng dâm • Lãnh cảm (Rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ)
Sau sinh
Trầm cảm sau sinh • Loạn thần sau sinh
Rối loạn nhân cách
và hành vi ở
người trưởng thành
(F60-F69)
Rối loạn nhân cách • Hành vi hung hãn thụ động • Chứng ăn cắp vặt • Chứng giật râu tóc • Rối loạn nhân tạo • Hội chứng Munchausen • Định hướng giới tính loạn trương lực bản thân • Lệch lạc tình dục • Thị dâm • Ái vật • Phô dâm • Ái nhi • Khổ dâm • Bạo dâm • Ái lão • Loạn dục cọ xát • Loạn dục với súc vật • Loạn dục cải trang
Chậm phát triển tâm thần
(F70-F79)
Chậm phát triển tâm thần
Rối loạn phát triển tâm lý
(F80-F89)
Rối loạn
phát triển
đặc hiệu
Rối loạn phát âm và ngôn ngữ (Rối loạn ngôn ngữ biểu hiện • Chứng mất ngôn ngữ • Mất khả năng biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ • Nghe nhưng không hiểu nhiều • Hội chứng Landau-Kleffner, Vong ngôn) • Chứng khó học (Chứng khó đọc • Chứng khó viết • Hội chứng Gerstmann) • Mất ngôn ngữ vận động (Rối loạn phát triển về phối hợp)
Rối loạn
phát triển
lan tỏa
Rối loạn hành vi
và cảm xúc ở trẻ
em và thiếu niên
(F90-F98)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH) • Rối loạn cư xử (một số nơi gọi là Rối loạn hành vi) • Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội • Rối loạn lo âu khi xa cách • Câm tùy lúc • Rối loạn gắn bó ở trẻ • Rối loạn Tic • Hội chứng Tourette • Rối loạn khả năng nói (Nói lắp • Nói lúng búng)  • Rối loạn hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (Rối loạn thiếu sót chú ý không tăng hoạt động • Thủ dâm quá mức • Cắn móng tay • Ngoáy lỗ mũi • Mút móng tay)