Trận Núi Thành

Trận Núi Thành
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Thời gian25 tháng 5-26 tháng 5 năm 1965
Địa điểm
Kết quả Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng
Tham chiến
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Hoa Kỳ
Thương vong và tổn thất

Tổng lực lượng tham gia 132 người ( đại đội 2, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam )

Chết và bị thương ?
139 chết / 180 tổng số ?
  • x
  • t
  • s
Trận đánh và Chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh đặc biệt (1960-1964)

Lào  • Sunrise  • Ấp Bắc  • Gò Công  • Hiệp Hòa  • Chà Là  • 34A  • Long Định  • Quyết Thắng 202  • USNS Card  • Nam Đông  • An Lão  • Bình Giã  • Pleiku  • Sông Bé  • Ba Gia  • Đồng Xoài  • Ka Nak  • Đèo Nhông


Giai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh cục bộ (1964-1969)

Núi Thành  • Starlite  • Vạn Tường  • Chu Lai  • Hump  • Đông Xuân  • Hiệp Đức – Đồng Dương  • Đồng Dương  • Cẩm Khê  • Gang Toi  • Bàu Bàng  • Plei Me  • Ia Đrăng  • Crimp  • Masher  • Kim Sơn  • A Sầu  • Hà Vy  • Bông Trang-Nhà Đỏ  • Võ Su  • Birmingham  • Cẩm Mỹ  • Hastings  • Prairie  • Đức Cơ  • Long Tân  • Beaver Cage  • Attleboro  • Bồng Sơn  • Bắc Bình Định  • Tây Sơn Tịnh  • Bắc Phú Yên  • Tân Sơn Nhất '66  • Sa Thầy '66  • Tây Ninh '66  • Quảng Ngãi  • Cedar Falls  • Tuscaloosa  • Quang Thạnh  • Bribie  • Junction City  • Francis Marion  • Union  • Đồi 881  • Malheur I và II  • Baker  • Union II  • Buffalo  • 2 tháng 6  • Quang Thạnh  • Hong Kil Dong  • Suoi Chau Pha  • Swift  • Wheeler/Wallowa  • Medina  • Ông Thành  • Lộc Ninh '67  • Bàu Nâu  • Kentucky  • Sa Thầy '67  • Đắk Tô '67  • Phượng Hoàng  • Khe Sanh  • Huội San  • Chư Tan Kra  • Tây Ninh 68  • Coburg  • Tết Mậu Thân  • Sài Gòn 68  • Huế  • Quảng Trị 68  • Làng Vây  • Lima Site 85  • Toàn Thắng I  • Delaware  • Mậu Thân (đợt 2)  • Khâm Đức  • Coral–Balmoral  • Hoa Đà-Sông Mao  • Speedy Express  • Dewey Canyon  • Taylor Common  • Đắk Tô '69  • Long Khánh '69  • Đức Lập '69  • Phước Bình '69  • Tết '69  • Apache Snow  • Đồi Thịt Băm  • Twinkletoes


Giai đoạn Mỹ thực hiện
"Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1975)

Bình Ba  • Pat To  • Texas Star  • Campuchia I  • Campuchia II  • Kompong Speu  • Prey Veng  • Snoul  • Căn cứ Ripcord  • Tailwind  • Chenla I  • Jefferson Glenn  • Sơn Tây  • Lam Sơn 719  • Bản Đông  • Đồi 723  • Chenla II  • CCHL Mary Ann  • Long Khánh  • Núi Lệ  • Chiến cục 1972  • Xuân hè  • Trị Thiên-Huế  • Quảng Trị 1972 (lần 1)  • Quảng Trị 1972 (lần 2)  • Tây Nguyên-Bắc Bình Định  • Bắc Tây Nguyên  • Đắk Tô 1972  • Kontum  • Đông Nam Bộ  • Nguyễn Huệ  • Lộc Ninh 72  • An Lộc  • Cửa Việt  • Ấp Đá Biên  • Tam giác sắt  • Thượng Đức  • La Sơn 74  • Hưng Long  • Xuân '75  • Phước Long  • Tây Nguyên  • Huế-Đà Nẵng  • Phan Rang-Xuân Lộc  • Hồ Chí Minh  • Xuân Lộc  • Sài Gòn '75


Các trận đánh và chiến dịch không quân

Farm Gate  • Chopper  • Ranch Hand  • Mũi Tên Xuyên  • Barrel Roll  • Pony Express  • Flaming Dart  • 'Iron Hand  • Sấm Rền  • Steel Tiger  • Arc Light  • Tiger Hound  • Shed Light  • Hàm Rồng  • Bolo  • Popeye  • Yên Viên  • Niagara  • Igloo White  • Giant Lance  • Commando Hunt  • Menu  • Patio  • Freedom Deal  • Không kích Bắc Việt Nam '72  • Linebacker I  • Enhance Plus  • Linebacker II  • Homecoming  • Tân Sơn Nhất '75  • Không vận Trẻ em  • New Life  • Eagle Pull  • Frequent Wind


Các trận đánh và chiến dịch hải quân

Vịnh Bắc Bộ  • Market Time  • Vũng Rô  • Game Warden  • Sea Dragon  • Deckhouse Five  • Bồ Đề-Nha Trang  • Sealords  • Hải Phòng  • Đồng Hới  • Custom Tailor  • Hoàng Sa  • Trường Sa

 • Mayaguez

Trận Núi Thành là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra vào đêm ngày 25, rạng sáng ngày 26 tháng 5 năm 1965 khi một đại đội bộ đội địa phương Quân Giải phóng miền Nam tấn công Đại đội 2, Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại địa bàn huyện Nam Tam Kỳ (nay là huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam. Trận chiến đấu diễn ra gần 30 phút, sử dụng kĩ thuật tiềm nhập của đặc công từ 3 hướng. Theo phía Quân Giải phóng, họ đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng gần như toàn bộ đơn vị lính Mỹ trong trận đánh này[1]. Hiện nay, hầu như không có một tài liệu nào ở Mỹ nói về trận đánh, chính thống kê của Hoa Kỳ cũng thống kê 139 người chết.[cần dẫn nguồn].

Nguyên nhân

Đầu năm 1965, chiến lược Chiến Tranh Đặc Biệt bị phá sản không gì cứu vãn nổi, tác động trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Trước nguy cơ sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 8 tháng 3 năm 1965, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn Thủy quân lục chiến 9, Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt chính thức của quân đội Hoa Kỳ trên chiến trường Miền Nam Việt Nam.

Ngày 7 tháng 5 năm 1965, 6400 lính Mỹ và 24 xe tăng thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 9 đổ bộ lên xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là xã Tam NghĩaTam Quang thuộc Núi Thành), triển khai xây dựng căn cứ liên hợp Chu Lai, làm bàn đạp tiến công các căn cứ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 7/5/1965, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 của Mỹ đổ bộ vào Chu Lai. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã đưa vào đây 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, 2 đại đội xe bọc thép M113 và M118, một đại đội pháo tự hành, 5 phi đoàn máy bay trực thăng, 1 phi đoàn máy bay phản lực tiêm kích. Chúng tiến hành khủng bố, đuổi dân 2 xã Kỳ Liên, Kỳ Hà (nay là 2 xã Tam Quang và Tam Nghĩa – Núi Thành) đi nơi khác, lấy đất xây dựng căn cứ Chu Lai, đồng thời triển khai lực lượng chiến đấu, mở nhiều cuộc càn quét nhằm tạo vành đai bảo vệ căn cứ này.

Để bảo vệ cho căn cứ Chu Lai, Quân đội Hoa Kỳ sử dụng 1 đại đội chốt ở điểm cao Núi Thành. Tại đây quân Mỹ có khoảng 140 lính, trang bị chủ yếu là súng Đại liên M60, súng M2 Garand và lựu đạn M26. Quân đội Hoa Kỳ chia thành 3 cụm chốt có trận địa cối 81mm và trận địa DKZ. Ngoài ra, còn sẵn sàng được sự yểm trợ của pháo binh, xe tăng và máy bay ở các cứ điểm xung quanh.

Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (Khóa III), ngày 27 tháng 3 năm 1965, đề ra quyết tâm chính trị: Ghìm Mỹ trên chiến trường miền Nam, đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ. Với quyết tâm đánh Mỹ, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất, họp tại Lò Gò - Tây Ninh đầu tháng 5 năm 1965, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam) xác định trước đại hội: Đánh, đánh mạnh, chỉ có đánh, quyết chiến với giặc Mỹ sẽ tìm ra cách đánh thắng Mỹ.

Với tinh thần đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam: Phải đánh tiêu diệt một đơn vị Mỹ để hạ uy thế quân Mỹ ngay từ đầu, tìm hiểu cách đánh của chúng, rút kinh nghiệm đánh Mỹ cho ta và cổ vũ khí thế đánh Mỹ trong toàn khu. Mục tiêu do tỉnh chọn, đơn vị đánh do tỉnh lựa, đánh theo trình độ, trang bị và khả năng của tỉnh…

Lực lượng

Quân đội Hoa Kỳ

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

  • Đại đội 2 (Tiểu đoàn 70 - Tỉnh đội Quảng Nam).
  • Phân đội V16 - Đặc công.

Diễn biến

Quá trình trinh sát, nghiên cứu nắm chắc các quy luật hoạt động của Quân đội Hoa Kỳ, Ban Chỉ huy tỉnh đội Quảng Nam quyết định: Chọn mục tiêu là lực lượng Mỹ đóng ở Núi Thành và sử dụng Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 tăng cường Phân đội đặc công V16 tiến công mục tiêu này. Sau thời gian ngắn gấp rút huấn luyện bổ sung và làm công tác chuẩn bị.

23 giờ ngày 25 tháng 5, các mũi đã đưa lực lượng lót sát bên trong hàng rào, nơi cách xa địch nhất là 3m gần nhất là 1m, tất cả sẵn sàng chờ lệnh.

0 giờ 30 phút ngày 26 tháng 5, sau khi chờ 30 phút không nghe tiếng súng phát lệnh ở cầu An Tân theo hiệp đồng, Đại đội trưởng Võ Thành Năm lệnh cho Trần Ngọc Ảnh- mũi trưởng ở hướng chủ yếu đồng loạt đánh thủ pháo vào các ụ súng ở tuyến hào 1; sau đó, các mũi nổ súng đánh vào tuyến hào 1 và 2 ở hướng bắc- đông bắc và tây- tây nam Đồi 50; sau 15 phút chiến đấu ta đã làm chủ hai tuyến hào này, tiêu diệt một số lính Mỹ, bộ phận lính Mỹ còn lại rút lên tuyến hào 3 sử dụng hỏa lực đại liên, M79 ngăn chặn.

0 giờ 45 phút ngày 26 tháng 5, khi mũi chủ yếu xốc lại đội hình thì ở mũi thứ yếu mũi trưởng Nguyễn Đức Thông chỉ huy phát triển nhanh sang chi viện cho mũi chủ yếu. Sau 20 phút hiệp đồng chiến đấu lần lượt đánh chiếm các mục tiêu, làm chủ Đồi 50. Tình hình ở đồi 49 sau tiếng thủ pháo lệnh, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đồng loạt xung phong, đánh chiếm tiêu diệt toàn bộ lính Mỹ, làm chủ trận địa. Riêng mỏm phụ phía Bắc đồi 50, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diệt gọn lính Mỹ ngay từ những phút đầu. Sau 30 phút chiến đấu, diệt gọn đại đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng trên Núi Thành, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ trận địa.

Đồng thời trận địa hỏa lực của Tiểu đoàn 70 bắn khống chế không cho Quân đội Hoa Kỳ còn sống sót chạy về Chu Lai.[2]

Tham khảo

  1. ^ Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  2. ^ Trận tập kích Núi Thành: Trận đầu thắng Mỹ và bài học “Bám thắt lưng địch mà đánh” - Báo Quân Đội Nhân Dân
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s