Tiếng Ba Tư cổ

Tiếng Ba Tư cổ
Ariya (𐎠𐎼𐎹)
Khu vựcIran cổ đại
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtChữ hình nêm Ba Tư cổ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2peo
ISO 639-3peo
Glottologoldp1254[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Ba Tư cổ là một trong hai ngôn ngữ Iran cổ được ghi nhận (thứ tiếng còn lại là tiếng Avesta). Tiếng Ba Tư cổ chủ yếu hiện diện trên bản khắc, bản đất sét và con dấu vào thời nhà Achaemenes (chừng 600 TCN đến 300 TCN). Vết tích của tiếng Ba Tư cổ đã được thu thập tại Iran, România (Gherla),[2][3][4] Armenia, Bahrain, Iraq, Thổ Nhĩ KỳAi Cập,[5][6] trong đó quan trọng hơn cả là bản khắc Behistun (niên đại 525 TCN). Một nghiên cứu năm 2007 về kho lưu trữ công sự Persepolis ở viện Đông Phương học, Đại học Chicago đã khai quật được một số bản đất sét ghi tiếng Ba Tư cổ, chứng tỏ rằng nó có lẽ không chỉ là ngôn ngữ hoàng gia mà còn dùng để viết văn bản thường ngày.[7]

Nguồn gốc và tổng quan

Dưới dạng ngôn ngữ viết, tiếng Ba Tư cổ được ghi lại trong các văn bản hoàng gia Achaemenes. Đây là một ngôn ngữ Iran và do vậy là thành viên của ngữ tộc Ấn-Iran của ngữ hệ Ấn-Âu. Văn bản cổ cổ nhất viết bằng tiếng Ba Tư cổ nằm trên Bản khắc Behistun.[8]

Không rõ tiếng Ba Tư cổ hình thành và đóng vai trò ngôn ngữ nói từ lúc nào. Theo quan niệm lịch sử về nguồn gốc xa xưa của người Ba Tư cổ đại tại miền tây nam Iran (nơi nhà Achaemenes xuất thân), tiếng Ba Tư cổ khởi thủy là ngôn ngữ của một tộc người gọi là Parsuwash, tộc người này đến sơn nguyên Iran vào đầu thiên kỷ 1 TCN rồi di cư đến nơi ngày nay là tỉnh Fārs. Ngôn ngữ của họ, tiếng Ba Tư cổ, là tiếng nói của các vua Achaemenes.[9] Tài liệu Assyria, thứ có lẽ cho ta biết rõ nhất về sự hiện diện các tộc Iran cổ (người Ba Tư và người Media) trên sơn nguyên Iran, đưa ra niên biểu xác đáng nhưng chỉ nói mơ hồ về vị trí địa lý của dân tộc có lẽ người Ba Tư cổ đại. Tên gọi Parsuwash có nghĩa không rõ, song từ góc nhìn ngôn ngữ học nó có vẻ ứng với pārsa tiếng Ba Tư cổ.[10] Xenophon, một tướng lĩnh người Hy Lạp tham gia vào một số cuộc viễn chinh đến Ba Tư, kể lại về cuộc sống làng quê cùng lòng mến khách của người Armenia vào năm 401 TCN, khi mà tiếng Ba Tư cổ vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo ý ông thì người Armenia nói một thứ tiếng nghe giống tiếng nói người Ba Tư.[11]

Quá trình phát triển ngôn ngữ

Đến thế kỷ IV TCN, cuối thời Achaemenes, văn liệu của Artaxerxes IIArtaxerxes III đã đủ khác biệt với trong văn liệu thời Darius để có thể gọi là "tiếng Ba Tư tiền trung đại," hay "tiếng Ba Tư hậu cổ."[12] Tiếng Ba Tư cổ rồi thì trở thành tiếng Ba Tư trung đại - tiền thân tiếng Ba Tư hiện đại. Giáo sư Gilbert Lazard, một nhà Iran học và tác giả cuốn Persian Grammar phát biểu:[13]

Ngôn ngữ tên là tiếng Tân Ba Tư, mà vào thời này (đầu thời kỳ Hồi giáo) hay gọi là tiếng Parsi-Dari, về mặt ngôn ngữ học được coi là hậu thân của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ văn học và tôn giáo chính của nước Iran Sasan, mà chính nó lại là hậu duệ tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của người Achaemenes. Khác các ngôn ngữ và phương ngữ khác, dẫu cổ đại hay hiện đại, của ngữ chi Iran như tiếng Avesta, tiếng Parthia, tiếng Soghdia, tiếng Kurd, tiếng Pashtun, v.v., tiếng Ba Tư cổ, trung đại và hiện đại chỉ là một ngôn ngữ qua ba thời kỳ lịch sử mà thôi. Nó bắt gốc từ tỉnh Fars và (dù) có sự khác biệt về phương ngữ, vẫn dễ dàng nhận diện khi so với tiếng nói miền đông và tây bắc Iran.

Chữ viết

  • Bản khắc Behistun chụp gần
    Bản khắc Behistun chụp gần
  • Một bản khắc tiếng Ba Tư cổ ở Persepolis
    Một bản khắc tiếng Ba Tư cổ ở Persepolis

Văn bản tiếng Ba Tư cổ được viết từ trái qua phải, bằng chữ hình nêm với 36 âm tự và 8 chữ tượng hình. Chữ tượng hình không nhất thiết luôn được sử dụng.[14] Hệ chữ hình nêm này, ngạc nhiên thay,[15] không phải là sản phẩm tiếp nhận trực tiếp từ nền văn minh Lưỡng Hà,[16] và thực ra, theo Schmitt, là "một phát kiến tự ý vào thế kỷ VI TCN".[16]

Bảng Unicode chữ Persia cổ
Official Unicode Consortium code chart: Old Persian (Ba Tư cổ) Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+103Ax 𐎠 𐎡 𐎢 𐎣 𐎤 𐎥 𐎦 𐎧 𐎨 𐎩 𐎪 𐎫 𐎬 𐎭 𐎮 𐎯
U+103Bx 𐎰 𐎱 𐎲 𐎳 𐎴 𐎵 𐎶 𐎷 𐎸 𐎹 𐎺 𐎻 𐎼 𐎽 𐎾 𐎿
U+103Cx 𐏀 𐏁 𐏂 𐏃 𐏈 𐏉 𐏊 𐏋 𐏌 𐏍 𐏎 𐏏
U+103Dx 𐏐 𐏑 𐏒 𐏓 𐏔 𐏕

Âm vị học

Từ chữ hình nêm Ba Tư cổ, ta xác định được các âm vị sau:

Nguyên âm

  • Dài: /aː/ /iː/ /uː/
  • Ngắn: /a/ /i/ /u/

Phụ âm

Môi Răng/
Chân răng
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n
Tắc p b t d k ɡ
Xát f θ x h
Tắc xát t͡s t͡ʃ d͡ʒ
Xuýt s z ʃ
R r
Tiếp cận l j w

Ngữ pháp

Danh từ

Thân từ tiếng Ba Tư cổ:

  • thân a (-a, -am, -ā)
  • thân i (-iš, -iy)
  • thân u- (và au-) (-uš, -uv)
  • thân phụ âm (n, r, h)
-a -am
Số ít Số đôi Số nhiều Số ít Số đôi Số nhiều Số ít Số đôi Số nhiều
Danh cách -a -ā, -āha -am
Hô cách
Đối cách -am -ām
Công cụ cách/
Ly cách
-aibiyā -aibiš -aibiyā -aibiš -āyā -ābiyā -ābiš
Tặng cách -ahyā, -ahya -ahyā, -ahya
Sở hữu cách -āyā -ānām -āyā -ānām -āyā -ānām
Vị trí cách -aiy -aišuvā -aiy -aišuvā -āšuvā
-iš -iy -uš -uv
Số ít Số đôi Số nhiều Số ít Số đôi Số nhiều Số ít Số đôi Số nhiều Số ít Số đôi Số nhiều
Danh cách -iš -īy -iya -iy -in -īn -uš -ūv -uva -uv -un -ūn
Hô cách -i -u
Đối cách -im -iš -um -ūn
Công cụ cách/
Ly cách
-auš -ībiyā -ībiš -auš -ībiyā -ībiš -auv -ūbiyā -ūbiš -auv -ūbiyā -ūbiš
Tặng cách -aiš -aiš -auš -auš
Sở hữu cách -īyā -īnām -īyā -īnām -ūvā -ūnām -ūvā -ūnām
Vị trí cách -auv -išuvā -auv -išuvā -āvā -ušuvā -āvā -ušuvā

Đông từ

Thái
Chủ động, trung động (hiện tại themetic -aiy-, -ataiy-), bị động (-ya-).

Chủ yếu dạng cho ngôi thứ nhất và thứ ba còn sót lại.

Hiện tại, chủ động
Athematic Thematic
[động từ be] 'mang, cầm'
Số ít Ngôi thứ nhất miy barāmiy
Ngôi thứ ba astiy baratiy
Số nhiều Ngôi thứ nhất mahiy barāmahiy
Ngôi thứ ba hatiy baratiy
Chưa hoàn thành, chủ động
Athematic Thematic
'làm' 'trở thành, thành'
Số ít Ngôi thứ nhất akunavam abavam
Ngôi thứ ba akunauš abava
Số nhiều Ngôi thứ nhất aku abavāmā
Ngôi thứ ba akunava abava
Hiện tại phân từ
Active Middle
-nt- -amna-
Quá khứ phân từ
-ta-
Vô định
-tanaiy

Từ vựng

Ngôn ngữ Ấn-Iran nguyên thủy Tiếng Ba Tư cổ Tiếng Ba Tư trung đại Tiếng Ba Tư hiện đại Nghĩa
*Hasura MazdʰaH Ahura Mazda Ohrmazd Ormazd اورمزد Ahura Mazda
*Haĉwas aspa[ghi chú 1] asp asb اسب/asp اسپ ngựa
*kaHmas kāma kām kām کام mong muốn
*daywas daiva dēw div دیو quỷ
*ĵrayas drayah drayā daryā دریا biển
*ĵʰastas dasta dast dast دست tay
*bʰraHtā brātar brâdar barādar برادر anh em
*bʰuHmiš būmi būm būm بوم đất, xứ
*martyas martya mard mard مرد đàn ông
*māHas māha māh māh ماه trăng, tháng
*wasr̥ vāhara wahār bahār بهار xuân
*stʰuHnaH stūnā stūn sotūn ستون cột (trụ)
*ĉyaHtas šiyāta šād šād شاد vui
*Hr̥tas arta ard ord ارد sự thật
*dʰrawgʰas druj drugh dorugh دروغ dối trá
*ĉwáHdʰaH spada spah sepah سپاه quân đội

Chú thích

  1. ^ Mượn từ tiếng Media, từ thừa hưởng là asa.
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Ba Tư cổ (chừng 600-400 TCN)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Kuhrt 2013, tr. 197.
  3. ^ Frye 1984, tr. 103.
  4. ^ Schmitt 2000, tr. 53.
  5. ^ “Old Persian Texts”.
  6. ^ Kent, R. G.: "Old Persian: Grammar Texts Lexicon", page 6. American Oriental Society, 1950.
  7. ^ "Everyday text shows that Old Persian was probably more commonly used than previously thought". Truy cập September 2010 from [1]
  8. ^ (Schmitt 2008, tr. 80–1)Lỗi harv: nhiều mục tiêu (2×): CITEREFSchmitt2008 (trợ giúp)
  9. ^ (Skjærvø 2006, vi(2). Documentation. Old Persian.)
  10. ^ (Skjærvø 2006, vi(1). Earliest Evidence)
  11. ^ Xenophon. Anabasis. tr. IV.v.2–9.
  12. ^ Skjærvø, Prods Oktor (2005), An Introduction to Old Persian (PDF) (ấn bản 2), Cambridge: Harvard
  13. ^ (Lazard, Gilbert 1975, “The Rise of the New Persian Language” in Frye, R. N., The Cambridge History of Iran, Vol. 4, pp. 595-632, Cambridge: Cambridge University Press.
  14. ^ (Schmitt 2008, tr. 78)Lỗi harv: nhiều mục tiêu (2×): CITEREFSchmitt2008 (trợ giúp)
  15. ^ Trích từ (Schmitt 2008, tr. 78)Lỗi harv: nhiều mục tiêu (2×): CITEREFSchmitt2008 (trợ giúp): "Không rõ tại sao người Ba Tư cổ đại không lấy hệ thống (chữ viết) Lưỡng Hà thời trước, như người Elam và các tộc người miền Cận Đông khác từng làm, và, tương tự, sao người Ba Tư không mượn hệ chữ phụ âm Aram.."
  16. ^ a b (Schmitt 2008, tr. 77)Lỗi harv: nhiều mục tiêu (2×): CITEREFSchmitt2008 (trợ giúp)

Tài liệu

  • Brandenstein, Wilhelm (1964), Handbuch des Altpersischen, Wiesbaden: O. Harrassowitz
  • Hinz, Walther (1966), Altpersischer Wortschatz, Nendeln, Liechtenstein: Kraus
  • Frye, Richard Nelson (1984). Handbuch der Altertumswissenschaft: Alter Orient-Griechische Geschichte-Römische Geschichte. Band III,7: The History of Ancient Iran. C.H.Beck. ISBN 978-3406093975.
  • Kent, Roland G. (1953), Old Persian: Grammar, Texts, Lexicon, New Haven: American Oriental Society
  • Kuhrt, A. (2013). The Persian Empire: A Corpus of Sources from the Achaemenid Period. Routledge. ISBN 978-1136016943.
  • Sims-Williams, Nicholas (1996), “Iranian languages”, Encyclopedia Iranica, 7, Costa Mesa: Mazda: 238-245
  • Schmitt, Rüdiger (1989), “Altpersisch”, trong R. Schmitt (biên tập), Compendium linguarum Iranicarum, Wiesbaden: Reichert: 56–85
  • Schmitt, Rüdiger (2000). The Old Persian Inscriptions of Naqsh-i Rustam and Persepolis. Corpus Inscriptionum Iranicarum by School of Oriental and African Studies. ISBN 978-0728603141.
  • Schmitt, R. (2008), “Old Persian”, trong Roger D. Woodard (biên tập), The Ancient Languages of Asia and the Americas , Cambridge University Press, tr. 76–100, ISBN 978-0521684941
  • Skjærvø, Prods Oktor (2006), “Iran, vi. Iranian languages and scripts”, Encyclopaedia Iranica, 13
  • Tolman, Herbert Cushing (1908), Ancient Persian Lexicon and the Texts of the Achaemenidan Inscriptions Transliterated and Translated with Special Reference to Their Recent Re-examination, New York/Cincinnati: American Book Company

Đọc thêm

  • Edwin Lee Johnson (1917), Historical grammar of the ancient Persian language, 8 of Vanderbilt oriental series, American book company, tr. 251, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Edwin Lee Johnson (1917), Historical grammar of the ancient Persian language, 8 of Vanderbilt oriental series, American book company, tr. 251, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Herbert Cushing Tolman (1892), Grammar of the Old Persian language: with the inscriptions of the Achaemenian kings and vocabulary, Ginn, tr. 55, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Herbert Cushing Tolman (1893), A guide to the Old Persian inscriptions, American book company, tr. 186, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Edwin Lee Johnson (1910), Herbert Cushing Tolman (biên tập), Cuneiform supplement (autographed) to the author's Ancient Persian lexicon and texts: with brief historical synopsis of the language, 7 of Vanderbilt oriental series, American Book Co., tr. 122, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • translated by Herbert Cushing Tolman (1908), Ancient Persian lexicon and the texts of the Achaemenidan inscriptions transliterated and translated with special reference to their recent re-examination, by Herbert Cushing Tolman.., 6 of Vanderbilt oriental series, American Book Company, tr. 134, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Herbert Cushing Tolman (1908), Ancient Persian lexicon and the texts of the Achaemenidan inscriptions transliterated and translated with special reference to their recent re-examination, by Herbert Cushing Tolman.., 6 of Vanderbilt oriental series, American Book Company, tr. 134, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Darius I (King of Persia) (1908), Translated by Herbert Cushing Tolman (biên tập), The Behistan inscription of King Darius: translation and critical notes to the Persian text with special reference to recent re-examinations of the rock, 1, Issue 1 of Vanderbilt University studies ATLA monograph preservation program Volume 3384 of Harvard College Library preservation microfilm program , Vanderbilt University, tr. 39, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Darius I (King of Persia) (1908), Herbert Cushing Tolman (biên tập), The Behistan inscription of King Darius: translation and critical notes to the Persian text with special reference to recent re-examinations of the rock, 1, Issue 1 of Vanderbilt University studies, Vanderbilt university, tr. 39, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
  • Skjærvø, Prods Oktor (2005), An Introduction to Old Persian (PDF) (ấn bản 2), Cambridge: Harvard
  • Peterson, Joseph H. (2006), Old Persian Texts, Herndon, VA: avesta.org
  • Harvey, Scott L., Old Iranian Online, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2018, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019
  • Windfuhr, Gernot L. (1995), “Cases in Iranian languages and dialects”, Encyclopedia Iranica, 5, Costa Mesa: Mazda, tr. 25–37, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2007, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  • Stolper, Matthew W. & Jan Tavernier (1995), “From the Persepolis Fortification Archive Project, 1: An Old Persian Administrative Tablet from the Persepolis Fortification”, Arta, 2007:1, Paris: Achemenet.com
  • Schmitt, R. (2008), “Old Persian”, trong Roger D. Woodard (biên tập), The Ancient Languages of Asia and the Americas , Cambridge University Press, tr. 76–100, ISBN 978-0521684941
  • Asatrian, Garnik (2010), Etymological Dictionary of Persian, Leiden Indo-European Etymological Dictionary Series, 12, Brill Academic Publishers, ISBN 978-90-04-18341-4
  • x
  • t
  • s
Địa lý
Hiện đại
Cổ đại
Con dấu hình trụ thời Lưỡng Hà cổ đại
Lịch sử
Tiền sử
  • Acheul
  • Moustier
  • Zarzi
  • Natuf
  • PPNA
  • PPNB
  • Halaf
  • Samarra
  • Ubaid
  • Uruk
  • Jemdet Nasr
Lịch sử
Các ngôn ngữ
Văn hóa / Xã hội
  • x
  • t
  • s
Văn học Ba Tư
Cổ
Trung Cổ
  • Ayadgar-i Zariran
  • Châm ngôn của Adurbad-e Mahrspandan
  • Dēnkard
  • Kinh văn Jamasp Namag
  • Kinh văn Arda Viraf
  • Kār-Nāmag ī Ardašīr ī Pāpakān
  • Khối vuông Hoả giáo
  • Dana-i Menog Khrat
  • Shabuhragan Mani giáo
  • Šahrestānīhā ī Ērānšahr
  • Bundahishn
  • Mēnōg-ī Khrad
  • Jamasp Namag
  • Dādestān ī Dēnīg
  • Tuyển tập Zadspram
  • Warshtmansr
  • Zand-i Wahman yasn
  • Drakht-i Asurig
  • Shikand-gumanig Vizar
Cổ điển
Những năm 800
  • Muhammad ibn Wasif
Những năm 900
  • Rudaki
  • Daqiqi
  • Ferdowsi (Shahnameh)
  • Abu Shakur Balkhi
  • Abu Tahir Khosrovani
  • Shahid Balkhi
  • Bal'ami
  • Rabia Balkhi
  • Abusaeid Abolkheir (967–1049)
  • Avicenna (980–1037)
  • Unsuri
  • Asjadi
  • Kisai Marvazi
  • Ayyuqi
Những năm 1000
  • Bābā Tāher
  • Nasir Khusraw (1004–1088)
  • Al-Ghazali (1058–1111)
  • Khwaja Abdullah Ansari (1006–1088)
  • Asadi Tusi
  • Qatran Tabrizi (1009–1072)
  • Nizam al-Mulk (1018–1092)
  • Masud Sa'd Salman (1046–1121)
  • Moezi Neyshapuri
  • Omar Khayyam (1048–1131)
  • Fakhruddin As'ad Gurgani
  • Ahmad Ghazali
  • Hujwiri
  • Manuchehri
  • Ayn-al-Quzat Hamadani (1098–1131)
  • Uthman Mukhtari
  • Abu-al-Faraj Runi
  • Sanai
  • Banu Goshasp
  • Borzu-Nama
  • Afdal al-Din Kashani
  • Abu'l Hasan Mihyar al-Daylami
  • Mu'izzi
  • Mahsati Ganjavi
Những năm 1100
  • Iranshah
  • Suzani Samarqandi
  • Hassan Ghaznavi
  • Faramarz Nama
  • Shahab al-Din Suhrawardi (1155–1191)
  • Adib Sabir
  • Falaki Shirvani
  • Am'aq
  • Najm al-Din Razi
  • Attār (1142–c.1220)
  • Khaghani (1120–1190)
  • Anvari (1126–1189)
  • Faramarz-e Khodadad
  • Nizami Ganjavi (1141–1209)
  • Fakhr al-Din al-Razi (1149–1209)
  • Kamal al-Din Esfahani
  • Shams Tabrizi (d.1248)
Những năm 1200
  • Abu Tahir Tarsusi
  • Awhadi Maraghai
  • Shams al-Din Qays Razi
  • Sultan Walad
  • Nasīr al-Dīn al-Tūsī
  • Afdal al-Din Kashani
  • Fakhr-al-Din Iraqi
  • Mahmud Shabistari (1288–1320s)
  • Abu'l Majd Tabrizi
  • Amir Khusrau (1253–1325)
  • Saadi (Bustan / Golestān)
  • Bahram-e-Pazhdo
  • Pur-Baha Jami
  • Zartosht Bahram e Pazhdo
  • Rumi
  • Homam Tabrizi (1238–1314)
  • Nozhat al-Majales
  • Khwaju Kermani
  • Sultan Walad
  • Badr Shirvani
  • Zu'l-Fiqar Shirvani
Những năm 1300
  • Ibn Yamin
  • Shah Ni'matullah Wali
  • Hafez
  • Abu Ali Qalandar
  • Fazlallah Astarabadi
  • Nasimi
  • Emad al-Din Faqih Kermani
Những năm 1400
  • Ubayd Zakani
  • Salman Savaji
  • Hatefi
  • Jami
  • Kamal Khujandi
  • Ahli Shirazi (1454–1535)
  • Fuzuli (1483–1556)
  • Ismail I (1487–1524)
  • Baba Faghani
Những năm 1500
  • Vahshi Bafqi (1523–1583)
  • Muhtasham Kashani (1500–1588)
  • 'Orfi Shirazi
Những năm 1600
  • Taleb Amoli
  • Saib Tabrizi (1607–1670)
  • Asir-e Esfahani (c. 1620–1648)
  • Kalim Kashani
  • Hazin Lāhiji (1692–1766)
  • Saba Kashani
  • Abdul-Qādir Bēdil (1642–1720)
  • Naw'i Khabushani
  • Mohammad Qoli Salim Tehrani
  • Rasa Salim Tehrani
Những năm 1700
  • Hatef Esfahani
  • Azar Bigdeli (1722–1781)
  • Neshat Esfahani
  • Abbas Foroughi Bastami (1798–1857)
Những năm 1800
  • Mirza Ghalib (1797–1869)
  • Zayn al-Abidin Shirvani (1779–1837)
  • Reza-Qoli Khan Hedayat (1800–1871)
  • Mirza Mohammad Taqi Sepehr (1801–1880)
  • Qaani (1808–1854)
  • Mahmud Saba Kashani (1813–1893)
Đương đại
Thơ ca
Iran
  • Ahmadreza Ahmadi
  • Mehdi Akhavan-Sales
  • Hormoz Alipour
  • Qeysar Aminpour
  • Mohammad Reza Aslani
  • Aref Qazvini
  • Ahmad NikTalab
  • Aminollah Rezaei
  • Manouchehr Atashi
  • Mahmoud Mosharraf Azad Tehrani
  • Mohammad-Taqi Bahar
  • Reza Baraheni
  • Simin Behbahani
  • Dehkhoda
  • Hushang Ebtehaj
  • Bijan Elahi
  • Parviz Eslampour
  • Parvin E'tesami
  • Forugh Farrokhzad
  • Hossein Monzavi
  • Hushang Irani
  • Iraj Mirza
  • Bijan Jalali
  • Siavash Kasraie
  • Esmail Khoi
  • Shams Langeroodi
  • Mohammad Mokhtari
  • Nosrat Rahmani
  • Yadollah Royaee
  • Tahereh Saffarzadeh
  • Sohrab Sepehri
  • Mohammad-Reza Shafiei Kadkani
  • Mohammad-Hossein Shahriar
  • Ahmad Shamlou
  • Manouchehr Sheybani
  • Nima Yooshij (She'r-e Nimaa'i)
  • Fereydoon Moshiri
  • Armenia
    • Edward Haghverdian
    Afghanistan
    • Nadia Anjuman
    • Wasef Bakhtari
    • Raziq Faani
    • Khalilullah Khalili
    • Youssof Kohzad
    • Massoud Nawabi
    • Abdul Ali Mustaghni
    Tajikistan
    • Sadriddin Ayni
    • Farzona
    • Iskandar Khatloni
    • Abolqasem Lahouti
    • Gulrukhsor Safieva
    • Loiq Sher-Ali
    • Payrav Sulaymoni
    • Mirzo Tursunzoda
    • Satim Ulugzade
    Uzbekistan
    • Asad Gulzoda
    Pakistan
    Tiểu thuyết
    • Ali Mohammad Afghani
    • Ghazaleh Alizadeh
    • Bozorg Alavi
    • Reza Amirkhani
    • Mahshid Amirshahi
    • Ghassem Hashemi Nezhad
    • Reza Baraheni
    • Simin Daneshvar
    • Mahmoud Dowlatabadi
    • Soudabeh Fazaeli
    • Reza Ghassemi
    • Mohammad Hanif (nhà văn Iran)
    • Houshang Golshiri
    • Aboutorab Khosravi
    • Zeyn al-Abedin Maraghei
    • Ahmad Mahmoud
    • Shahriyar Mandanipour
    • Abbas Maroufi
    • Mansour Koushan
    • Iraj Pezeshkzad
    Truyện ngắn
    • Jalal Al-e-Ahmad
    • Shamim Bahar
    • Sadeq Chubak
    • Abolhassan Etessami
    • Javad Mojabi
    • Simin Daneshvar
    • Nader Ebrahimi
    • Ebrahim Golestan
    • Houshang Golshiri
    • Sadegh Hedayat
    • Mohammad-Ali Jamalzadeh
    • Aboutorab Khosravi
    • Mostafa Mastoor
    • Jaafar Modarres-Sadeghi
    • Houshang Moradi Kermani
    • Bijan Najdi
    • Shahrnush Parsipur
    • Gholam-Hossein Sa'edi
    • Bahram Sadeghi
    • Goli Taraqqi
    Kịch nghệ
    • Reza Abdoh
    • Mirza Fatali Akhundzadeh
    • Mohsen Yalfani
    • Bahram Beyzai
    • Bahman Forsi
    • Amir Reza Koohestani
    • Alireza Koushk Jalali
    • Gholam-Hossein Sa'edi
    • Bijan Mofid
    • Hengameh Mofid
    • Abbas Nalbandian
    • Akbar Radi
    • Pari Saberi
    • Mirza Aqa Tabrizi
    • Mohammad Yaghoubi
    Kịch bản phim
    • Saeed Aghighi
    • Mohammad Reza Aslani
    • Rakhshan Bani-E'temad
    • Bahram Beyzai
    • Hajir Darioush
    • Pouran Derakhshandeh
    • Asghar Farhadi
    • Bahman Farmanara
    • Farrokh Ghaffari
    • Behrouz Gharibpour
    • Bahman Ghobadi
    • Fereydun Gole
    • Ebrahim Golestan
    • Ali Hatami
    • Abolfazl Jalili
    • Ebrahim Hatamikia
    • Abdolreza Kahani
    • Varuzh Karim-Masihi
    • Samuel Khachikian
    • Abbas Kiarostami
    • Majid Majidi
    • Mohsen Makhmalbaf
    • Dariush Mehrjui
    • Reza Mirkarimi
    • Rasoul Mollagholipour
    • Amir Naderi
    • Jafar Panahi
    • Kambuzia Partovi
    • Fereydoun Rahnema
    • Rasul Sadr Ameli
    • Mohammad Sadri
    • Parviz Shahbazi
    • Sohrab Shahid-Saless
    Dịch thuật
    • Amrollah Abjadian
    • Jaleh Amouzgar
    • Najaf Daryabandari
    • Mohammad Ghazi
    • Lili Golestan
    • Sadegh Hedayat
    • Ramak NikTalab
    • Saleh Hosseini
    • Ahmad Kamyabi Mask
    • Ahmad Shamlou
    • Mohammad Moin
    • Ebrahim Pourdavoud
    • Hamid Samandarian
    • Jalal Sattari
    • Jafar Shahidi
    • Ahmad Tafazzoli
    • Abbas Zaryab
    Văn học thiếu nhi
    • Samad Behrangi
    • Houshang Moradi Kermani
    • Babak NikTalab
    • Hengameh Mofid
    • Poopak NikTalab
    • Farhad Hasanzadeh
    • Ramak NikTalab
    Luận văn
    • Aydin Aghdashloo
    • Ali Latifiyan
    • Mohammad Ebrahim Bastani Parizi
    • Ehsan Yarshater
    • Ahmad Kasravi
    Tiếng Ba Tư đương đại và Tiếng Ba Tư cổ điển là cùng một ngôn ngữ, nhưng những tác giả từ năm 1900 trở đi được phân loại là thuộc thể loại tiếng Ba Tư đương đại. Có một thời, tiếng Ba Tư là ngôn ngữ văn hóa thông dụng ở rất nhiều phần của thế giới Hồi giáo không phải tiếng Ả Rập. Ngày nay, nó là ngôn ngữ chính thức của Iran, Tajikistan và một trong hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan.