Quẩy

Giò cháo quẩy
LoạiBánh chiên ngập dầu
Xuất xứTrung Quốc
Thành phần chínhBột mì
  • Nấu ăn: Giò cháo quẩy
  •   Media: Giò cháo quẩy
Quẩy
Phồn thể油條
Giản thể油条
Bính âm Hán ngữyóutiáo
Nghĩa đenvắt bột chiên ngập dầu
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữyóutiáo
Tiếng Khách Gia
La tinh hóayiu tiao
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhjau4 tiu4*2
Yu Char Kway
Phồn thể油炸粿/餜/鬼
Giản thể油炸粿/馃/鬼
Bính âm Hán ngữyóuzháguǒ
Nghĩa đenác quỷ trong dầu chiên
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữyóuzháguǒ
Tiếng Khách Gia
La tinh hóayiu za gui
Tiếng Quảng Châu
Yale la tinh hóayàuhjagwái
Việt bínhjau4-zaa3-gwai2
Tiếng Mân Nam
Tiếng Mân Tuyền Chương POJiû-chiā-kóe
Tên tiếng Trung thay thế thứ 2
Phồn thể餜子
Giản thể馃子
Bính âm Hán ngữguǒzi
Nghĩa đenmón tráng miệng
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữguǒzi

Quẩy là tên gọi tắt của Giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mì, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn. Quẩy được dùng kèm theo các món ăn như: phở, bún, miến, , cháo...

Sự tích

Tại Quảng Đông, giò cháo quẩy (tiếng Trung: 油炸鬼; Hán-Việt: Du trác quỷ; Việt bính: jau4 zaa3 gwai2) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.[1]

Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩydầu cháo quẩy hai chữ giò/dầuquẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của (油) và quỷ (鬼). Giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông.

Cách làm

Trộn đều bột mì, bột nở, đường, muối, nước rồi nhồi với trứng gà và ủ trong khoảng 1 giờ. Vo khối bột thành dạng dài rồi cán thành từng đoạn cỡ 8 – 10 cm. Chồng hai đoạn bột tạo thành một chiếc giò cháo quẩy sau đó thả vào chảo dầu sôi, hất qua lại đến khi quẩy có màu vàng là vừa.[2] Giò cháo quẩy vừa chiên xong ăn có vị giòn và bùi.

Cách ăn

Tại Việt Nam, giò cháo quẩy thường được dùng kèm với cháo (Hà Nội, Sài Gòn), phở, (Hà Nội, Nam Định), bún, hủ tiếu... hoặc ăn kèm với nước chấm pha từ nước mắm, giấm, đường & đu đủ xanh. Tại Trung Quốc, Hương Cảng, Đài Loan quẩy thường được dùng để ăn kèm với cháo hoặc ăn sáng với sữa đậu nành. Quẩy cũng là món ăn sáng phổ biến ở nhiều nước châu Á khác như Miến Điện, Lào, Thái Lan, Singapore,...

Hình ảnh

  • Một hàng giò cháo quẩy tại Hà Nội
    Một hàng giò cháo quẩy tại Hà Nội
  • Giò cháo quẩy nguyên chưa cắt có dạng hai viên bột dài
    Giò cháo quẩy nguyên chưa cắt có dạng hai viên bột dài
  • Một bát cháo dùng với giò cháo quẩy
    Một bát cháo dùng với giò cháo quẩy
  • Một bát phở bò chín dùng với giò cháo quẩy
    Một bát phở bò chín dùng với giò cháo quẩy

Xem thêm

  • Doughnut (hay donut), một loại bánh phổ biến ở Bắc Mỹ có cách chế biến ban đầu tương tự giò cháo quẩy

Chú thích

  1. ^ West Lake. A Collection of Folktales. tr. 181. ISBN 9620400542.
  2. ^ “Quẩy rán”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.

Liên kết ngoài

  • Những scandal thực phẩm 'bẩn' có nguồn gốc Trung Quốc
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến ẩm thực Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s