Chiến dịch An Lão

Trận An Lão
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Thời gian7 - 9, tháng 12 năm 1964
Địa điểm
An Lão, Bình Định, miền Nam Việt Nam
Kết quả Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng về chiến thuật
Tham chiến
Quân lực Việt Nam Cộng hòa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Nguyễn Hữu Có Giáp Văn Cương
Thương vong và tổn thất
300 quân VNCH
1 cố vấn Mỹ
150 quân Giải phóng
  • x
  • t
  • s
Trận đánh và Chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh đặc biệt (1960-1964)

Lào  • Sunrise  • Ấp Bắc  • Gò Công  • Hiệp Hòa  • Chà Là  • 34A  • Long Định  • Quyết Thắng 202  • USNS Card  • Nam Đông  • An Lão  • Bình Giã  • Pleiku  • Sông Bé  • Ba Gia  • Đồng Xoài  • Ka Nak  • Đèo Nhông


Giai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh cục bộ (1964-1969)

Núi Thành  • Starlite  • Vạn Tường  • Chu Lai  • Hump  • Đông Xuân  • Hiệp Đức – Đồng Dương  • Đồng Dương  • Cẩm Khê  • Gang Toi  • Bàu Bàng  • Plei Me  • Ia Đrăng  • Crimp  • Masher  • Kim Sơn  • A Sầu  • Hà Vy  • Bông Trang-Nhà Đỏ  • Võ Su  • Birmingham  • Cẩm Mỹ  • Hastings  • Prairie  • Đức Cơ  • Long Tân  • Beaver Cage  • Attleboro  • Bồng Sơn  • Bắc Bình Định  • Tây Sơn Tịnh  • Bắc Phú Yên  • Tân Sơn Nhất '66  • Sa Thầy '66  • Tây Ninh '66  • Quảng Ngãi  • Cedar Falls  • Tuscaloosa  • Quang Thạnh  • Bribie  • Junction City  • Francis Marion  • Union  • Đồi 881  • Malheur I và II  • Baker  • Union II  • Buffalo  • 2 tháng 6  • Quang Thạnh  • Hong Kil Dong  • Suoi Chau Pha  • Swift  • Wheeler/Wallowa  • Medina  • Ông Thành  • Lộc Ninh '67  • Bàu Nâu  • Kentucky  • Sa Thầy '67  • Đắk Tô '67  • Phượng Hoàng  • Khe Sanh  • Huội San  • Chư Tan Kra  • Tây Ninh 68  • Coburg  • Tết Mậu Thân  • Sài Gòn 68  • Huế  • Quảng Trị 68  • Làng Vây  • Lima Site 85  • Toàn Thắng I  • Delaware  • Mậu Thân (đợt 2)  • Khâm Đức  • Coral–Balmoral  • Hoa Đà-Sông Mao  • Speedy Express  • Dewey Canyon  • Taylor Common  • Đắk Tô '69  • Long Khánh '69  • Đức Lập '69  • Phước Bình '69  • Tết '69  • Apache Snow  • Đồi Thịt Băm  • Twinkletoes


Giai đoạn Mỹ thực hiện
"Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1975)

Bình Ba  • Pat To  • Texas Star  • Campuchia I  • Campuchia II  • Kompong Speu  • Prey Veng  • Snoul  • Căn cứ Ripcord  • Tailwind  • Chenla I  • Jefferson Glenn  • Sơn Tây  • Lam Sơn 719  • Bản Đông  • Đồi 723  • Chenla II  • CCHL Mary Ann  • Long Khánh  • Núi Lệ  • Chiến cục 1972  • Xuân hè  • Trị Thiên-Huế  • Quảng Trị 1972 (lần 1)  • Quảng Trị 1972 (lần 2)  • Tây Nguyên-Bắc Bình Định  • Bắc Tây Nguyên  • Đắk Tô 1972  • Kontum  • Đông Nam Bộ  • Nguyễn Huệ  • Lộc Ninh 72  • An Lộc  • Cửa Việt  • Ấp Đá Biên  • Tam giác sắt  • Thượng Đức  • La Sơn 74  • Hưng Long  • Xuân '75  • Phước Long  • Tây Nguyên  • Huế-Đà Nẵng  • Phan Rang-Xuân Lộc  • Hồ Chí Minh  • Xuân Lộc  • Sài Gòn '75


Các trận đánh và chiến dịch không quân

Farm Gate  • Chopper  • Ranch Hand  • Mũi Tên Xuyên  • Barrel Roll  • Pony Express  • Flaming Dart  • 'Iron Hand  • Sấm Rền  • Steel Tiger  • Arc Light  • Tiger Hound  • Shed Light  • Hàm Rồng  • Bolo  • Popeye  • Yên Viên  • Niagara  • Igloo White  • Giant Lance  • Commando Hunt  • Menu  • Patio  • Freedom Deal  • Không kích Bắc Việt Nam '72  • Linebacker I  • Enhance Plus  • Linebacker II  • Homecoming  • Tân Sơn Nhất '75  • Không vận Trẻ em  • New Life  • Eagle Pull  • Frequent Wind


Các trận đánh và chiến dịch hải quân

Vịnh Bắc Bộ  • Market Time  • Vũng Rô  • Game Warden  • Sea Dragon  • Deckhouse Five  • Bồ Đề-Nha Trang  • Sealords  • Hải Phòng  • Đồng Hới  • Custom Tailor  • Hoàng Sa  • Trường Sa

 • Mayaguez

Chiến dịch An Lão là một chiến dịch lớn của quân và dân Khu 5 nhằm vào chi khu quận lỵ An Lão cùng các cứ điểm quân sự và hệ thống ấp chiến lược xung quanh ở Bình Định của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 23 tháng 12 năm 1964, để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một khu vực rộng lớn, nối liền khu du kích của tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định, làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng.[1]

Giai đoạn đầu của chiến dịch từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1964 thường được gọi là Chiến thắng An Lão, hay Trận An Lão.

Chiến thắng An Lão đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Trung đoàn 2[2], được Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẩn, thay mặt Trung ương cục miền Nam và Bộ Chỉ huy quân sự Miền khen ngợi và ghi nhận:

Chiến thắng An Lão đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân khu mà nòng cốt là Trung đoàn 2. Lần đầu tiên, trên chiến trường Khu 5 xuất hiện phương thức tác chiến mới của bộ đội chủ lực, kết hợp với bộ đội địa phương, dân quân, du kích dưới hình thức tác chiến quy mô cấp trung đoàn.

Lần đầu tiên trên địa bàn Quân khu 5, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Quân Giải phóng) đánh bại hệ thống phòng ngự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Quân lực VNCH) gồm cụm cứ điểm kết hợp với hệ thống ấp chiến lược; đồng thời đánh bại thủ đoạn đổ bộ bằng “trực thăng vận” của địch. Chiến thắng An Lão (Bình Định) cùng với chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu) đánh dấu sự phá sản về cơ bản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.[3]

Bối cảnh

Năm 1964, trước những thất bại liên tiếp trên mọi chiến trường, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra sức tăng cường lực lượng chiếm giữ một số địa bàn miền núi trọng yếu nhằm khống chế các căn cứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thực hiện chính sách đó, VNCH cho xây dựng chi khu quân sự An Lão (nay thuộc xã An Trung, huyện An Lão).

Là một huyện miền núi nằm ở phía bắc Bình Định, cư dân chủ yếu là người H'rê, trong thời kháng chiến chống Pháp, An Lão là một căn cứ quan trọng của Khu 5. Địa bàn quận (nay là huyện) chủ yếu là vùng núi cao nhưng quận lỵ (nay là thị trấn An Lão) lại nằm lọt trong một thung lũng, án ngữ những đầu mối giao thông quan trọng. Trục lộ 56 (nay là tỉnh lộ 629) nối liền với Quốc lộ 1 ở Bồng Sơn về phía Nam. Tại phía bắc quận lỵ, trục lộ chia làm hai nhánh, một nhánh song song với sông An Lão chạy lên quận Ba Tơ (Quảng Ngãi), một nhánh khác cắt ngang sông chạy dọc thung lũng là con đường huyết mạch của chi khu An Lão.[4]

Mở màn

Quân lực VNCH tăng số quân bố trí phòng thủ ở chi khu lên tới 884, bao gồm hai đại đội và hai trung đội lính bảo an, 12 trung đội dân vệ, một trung đội pháo cối và một trung đội biệt kích. Ngoài lực lượng bảo vệ ban chỉ huy chi khu đặt tại quận lỵ, QLVNCH còn bố trí ba cứ điểm: Núi Một (còn gọi là cao điểm 193) nằm ở phía bắc cầu An Lão, án ngữ con đường nối huyện lỵ với vùng phía tây bắc; Núi Mít (ở Long Thạnh); và suối Bà Nhỏ (ở Hội Long). Dân quanh vùng bị gom lại vào ở trong 8 ấp chiến lược, mỗi ấp có một trung đội dân vệ canh giữ.

Trong hệ thống phòng thủ liên hoàn này, Núi Một là căn cứ chính. Tại đây, QLVNCH bố trí một đại đội bảo an, một trung đội pháo cối 106 mm, 1 trung đội biệt kích và một trung đội dân vệ.[4]

Để mở rộng vùng giải phóng ra địa bàn có ý nghĩa quan trọng này, đầu tháng 12 năm 1964, Đảng ủy và Bộ chỉ huy Quân khu 5 quyết định tấn công chi khu quận lỵ An Lão. Với quyết tâm tiêu diệt gọn, Quân Giải phóng đã tập trung lực lượng áp đảo quân địch. Cùng với một đại đội của tỉnh, 8 trung đội của các quận (huyện) và lực lượng du kích các xã, Quân khu còn tăng cường thêm Trung đoàn 2 bộ đội chủ lực và Tiểu đoàn 409 bộ đội đặc công (trực thuộc Quân khu).

Diễn biến

Đúng 1 giờ 5 phút sáng ngày 7/12/1964, Quân Giải phóng phát lệnh nổ súng tấn công vào cao điểm 193 (núi Một), mở đầu cho cuộc tổng công kích trên toàn tuyến. Sau gần 1 giờ chiến đấu, toàn bộ lực lượng VNCH đóng ở 11 cứ điểm và 8 ấp chiến lược trên toàn tuyến phòng thủ nằm dọc đường 56 (Bồng Sơn - An Lão) dài 17km bị Quân Giải phóng tiêu diệt và bắt sống. Sau đó, lực lượng Quân Giải phóng chuyển sang bao vây Chi khu quận lỵ An Lão và bố trí phục kích, sẵn sàng đánh quân tiếp viện của Quân lực VNCH.

Trong suốt ngày 7/12 đến 8 giờ sáng ngày 8/12/1964, Quân lực VNCH dùng máy bay cường kích tập trung bắn phá quanh cao điểm 193 để dọn bãi đổ quân ứng cứu bằng trực thăng UH-1, nhưng sau nhiều lần bị QGP đánh trả quyết liệt, phải chuyển sang ứng cứu bằng đường bộ. Cánh quân bộ từ Bồng Sơn có 6 xe thiết giáp M113 dẫn đầu cùng một tiểu đoàn bộ binh (trực thuộc trung đoàn 40, Sư đoàn 22 bộ binh VNCH) phản kích tiến lên theo đường 56 cũng bị tiêu diệt và đẩy lùi.[5]

Co cụm lại để chống trả, nhưng cũng chỉ cầm cự được cho đến ngày 23/12/1964 thì toàn bộ lực lượng VNCH ở An Lão phải rút chạy xuống Mỹ Thành (Hoài Ân), đánh dấu cuộc tiến công của Quân Giải phóng ở An Lão toàn thắng.[1][6]

Kết quả

Tưởng nhớ

  • Ghi nhận tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, ngày 18 tháng 4 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử Chiến thắng An Lão (ở xã An Tân, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) là Di tích lịch sử cấp quốc gia.[1]
  • Bản đồ trận An Lão Lưu trữ 2021-11-12 tại Wayback Machine được hai hãng Antimatter Games và Tripwire Interactive cùng cộng tác đưa vào trong trò chơi en: Rising Storm 2: Vietnam phát hành trên toàn thế giới năm 2017.

Tham khảo

  1. ^ a b c “Chiến thắng An Lão (1964), góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ”. baotanglichsu.vn. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Sau trận này Trung đoàn 2 được vinh danh là Trung đoàn An Lão, đến tháng 9 năm 1965 là nòng cốt để thành lập Sư đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam - Sư đoàn 3 Sao Vàng.
  3. ^ “Viết tiếp truyền thống "Bám đất, bám dân, càng đánh càng mạnh..."”. baoquankhu1.vn. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b “Giới thiệu chung - Chiến thắng An lão”. anlao.binhdinh.gov.vn. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “The Battle of An Lao, Dec 7-9, 1964”. vietnamwar50th.com. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “Tiến tới kỷ niệm 55 năm chiến thắng An Lão (07/12/1964 – 07/12/2019)”. anlao.binhdinh.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s