Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc (1969–90)
Česká socialistická republika
Cộng hòa Séc (1990–92)

Česká republika
Chủ thể liên bang của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (1969–90) và Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (1990–92)

1969–1992
Cờ Huy hiệu
Quốc kỳ (1990–1992) Huy hiệu nhỏ (1990–1992)
Vị trí của Cộng hòa Séc
Vị trí của Cộng hòa Séc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc trong Tiệp Khắc
Thủ đô Praha
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (1968–89)
Cộng hòa nghị viện (1989–92)
Lập pháp Hội đồng Quốc gia Séc
Lịch sử
 -  Luật Hiến pháp Liên bang 1 tháng 1 1969
 -  Cách mạng Nhung 17 tháng 11 – 29 tháng 12 năm 1989
 -  Độc lập 31 tháng 12 1992

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc (tiếng Séc: Česká socialistická republika, ČSR) là một nước cộng hòa trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Tên này được sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1969 đến tháng 11 năm 1989, khi nhà nước Tiệp Khắc đơn nhất trước đó chuyển thành liên bang. Từ năm 1990 đến năm 1992, Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika, ČR) tồn tại như một chủ thể liên bang bên trong Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak, sau này trở thành Cộng hòa Séc độc lập.

Lịch sử

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (1969–89)

Sau cuộc chiếm đóng Tiệp Khắc năm 1968, các cải cách tự do hóa bị dừng lại và hoàn nguyên. Ngoại lệ duy nhất là liên bang hóa đất nước. Nhà nước tập trung Tiệp Khắc trước đó được chia thành hai phần: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa SécCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak theo Luật Hiến pháp Liên bang ngày 28 tháng 10 năm 1968, được ban hành vào năm 1968, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1969. Các nghị viện quốc gia mới (Hội đồng Quốc gia Séc và Hội đồng Quốc gia Slovakia) được thành lập và nghị viện truyền thống của Tiệp Khắc được đổi tên thành "Hội đồng Liên bang" và được chia thành hai viện: Viện Nhân dân (tiếng Séc: Sněmovna lidu, tiếng Slovak: Snemovňa ľudu) và Viện Dân tộc (tiếng Séc: Sněmovna národů, tiếng Slovak: Snemovňa národov). Các quy tắc bỏ phiếu rất phức tạp đã được áp dụng.

Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (1990–92)

Sau Cách mạng Nhung đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, từ xã hội chủ nghĩa đã bị loại bỏ khỏi tên của hai nước cộng hòa. Do đó, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Séc được đổi tên thành Cộng hòa Séc (dù vẫn là một phần của Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak).

Hệ thống bầu cử nghị viện phức tạp (trên thực tế có năm cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có quyền phủ quyết) được duy trì sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, làm phức tạp và trì hoãn các quyết định chính trị trong những thay đổi căn bản của nền kinh tế.

Sau đó, vào năm 1992, Cộng hòa Séc trở thành nhà nước độc lập (xem Giải thể Tiệp Khắc).

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Constitutional Law of Federation (in Czech)
  • x
  • t
  • s
Dòng thời gian lập quốc Tiệp Khắc
Trước 1918 1918–1938 1938–1945 1945–1948 1948–1989 1989–1992 1993–
Bohemia
Morava
Silesia
Đế quốc Áo Đệ Nhất Cộng hòaa Sudetenlandb Đệ Tam Cộng hòa Đệ Tứ Cộng hòae
1948–1960
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắcf
1960–1990
Cộng hòa Liên bang Séc và Slovakia
1990–1992
Séc
Đệ Nhị Cộng hòac
1938–1939
Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia
1939–1945
Slovakia Vương quốc Hungary Cộng hòa Slovakia (1939–1945)
1939–1945
Slovakia
Nam Slovakia và Karpat-Ukrainad
Ruthenia Karpat Tỉnh Zakarpattiag
1944 / 1946 – 1991
Tỉnh Zakarpattiah
1991–nay
Đế quốc Áo-Hung Chính phủ lưu vong Tiệp Khắc

a ČSR; biên giới và chính phủ được thành lập theo hiến pháp 1920.
b Đức Quốc Xã thôn tính.
c ČSR; bao gồm các khu tự trị của Slovakia và Ruthenia hạ Karpat.
d Sáp nhập bởi Vương quốc Hungary (1920–1946) (1939–1945).

e ČSR; tuyên bố là một "nền dân chủ nhân dân" (không thay đổi tên chính thức) theo Hiến pháp ngày 9 tháng 5 sau Đảo chính Tiệp Khắc năm 1948.
f ČSSR; từ 1969, sau Mùa xuân Praha, gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc (ČSR) và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak (SSR).
g Tỉnh của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.
h Tỉnh của Ukraina.